Táo bón khi mang thai, dấu hiệu bạn đừng xem thường

0
316

Đây là tình trạng phổ biến chung của chị em khi mang thai, gây ra sự khó chịu khi đi tiêu khó và khoảng cách giữa các lần đi tiêu kéo dài hơn bình thường. Bạn có thể bị táo bón từ trước khi mang thai hoặc trong quá trình mang thai. Nếu như bạn đã bị táo bón từ trước thì tình trạng này sẽ nặng hơn khi mang thai. Táo bón chủ yếu xảy ra ở tam cá nguyệt thứ ba khi em bé tăng tốc phát triển về cân nặng.

NGUY HIỂM CỦA TÁO BÓN KHI MANG THAI

Ngoài các biểu hiện chung thường gặp là cảm thấy mệt mỏi, áp lực với vấn đề đại tiện thì bệnh táo bón ở bà bầu còn gây ra rất nhiều những nguy hiểm khó lường khác. Có thể kể đến những vấn đề đáng quan tâm như sau:
– Thiếu hụt dinh dưỡng: Với chứng táo bón khi mang thai, bà bầu thường có cảm giác đầy bụng, buồn nôn và thấy khó chịu do các chất thải và khí không được tống ra ngoài. Điều này gây nên tâm lý ngại ăn và ăn không ngon, tình trạng này kéo dài dẫn đến việc ăn uống không điều độ. Tiếp nữa sẽ khiến bà bầu bị thiếu hụt dinh dưỡng. Đây cũng trở thành nguyên nhân có thể gây suy dinh dưỡng cho thai nhi
– Tăng nguy cơ sảy thai: Trong lúc đi vệ sinh các mẹ phải dùng sức rất nhiều để rặn với mục đích đưa phân ra ngoài. Điều này vô tình làm kích thích các cơn co tử cung dẫn đến nguy cơ sảy thai
– Hệ lụy với bệnh khác: Táo bón lâu ngày có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ, ngoài ra còn có thể là viêm đại tràng, ung thư đại tràng – Khi bị táo bón, các chất độc như phenol, amoniac, indol…sẽ bị tích tụ lâu trong ruột, hấp thụ lại vào máu gây nhiễm độc mãn tính ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của em bé trong bụng mẹ

NGUYÊN NHÂN GÂY TÁO BÓN THAI KỲ

– Do thay đổi nội tiết tố: Cụ thể mức progesterone tăng và mức motilin giảm – một loại hormone giúp điều chỉnh đường tiêu hóa qua việc kích thích nhu động cơ trơn của ruột. Nồng độ progesterone tăng cao sẽ gây ức chế motilin. Thay đổi này góp phần làm chậm nhu động ruột và gây táo bón – Do việc bổ sung sắt và canxi, hai dưỡng chất này góp phần gây táo bón trong thai kỳ. Vì vậy các thai phụ nên trao đổi với bác sĩ trước khi muốn bổ sung bất kì thực phẩm chức năng nào trong thai kỳ
– Ít vận động cũng làm chậm tần suất đi cầu. Hay nói cách khác việc giảm vận động có thể khiến giảm nhu cầu động ruột dẫn đến táo bón. Mang thai cùng với những tình trạng ốm nghén hay mệt mỏi khiến mẹ bầu thường ít vận động hơn
– Chế độ dinh dưỡng bị đảo lộn: Liên quan đến chứng ốm nghén, thèm ăn vặt khi mang thai, mẹ bầu có xu hướng tìm đến các loại thực phẩm thoải mái để vượt qua. Điều này làm thay đổi chế độ ăn uống, nhất là khi bạn ăn nhiều thực phẩm từ bánh mì hơn (để giảm chứng nghén) trong khi lại ăn ít rau và trái cây sẽ gây táo bón khi mang thai
– Tử cung phát triển, chèn ép một số dây thần kinh, tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch dưới. Mặt khác, thai nhi cũng càng ngày càng lớn chiếm chỗ trong ổ bụng, chèn ép thu hẹp không gian của đường tiêu hóa, cũng có thể dẫn đến chậm tiêu hóa
– Thay đổi vi khuẩn đường ruột: Trong quá trình mang thai, vi khuẩn đường ruột bắt đầu thay đổi cụ thể là giảm đi. Những thay đổi này giúp cơ thể tăng lượng đường trong máu và lắng đọng chất béo, tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng em bé về cuối thai kỳ. Ở một người mẹ khỏe mạnh, điều này không gây thêm rủi ro cho sức khỏe, nhưng nghiên cứu cho thấy rằng việc giảm vi khuẩn đường ruột có thể góp phần gây ra táo bón khi mang thai
– Stress: Hàng loạt danh sách những thứ phải lo lắng mẹ gặp khi mang thai khiến mẹ dễ rơi vào tình trạng stress kéo dài. Và đây cũng có thể là nguyên nhân góp phần gây táo bón. Khi bạn căng thẳng quá mức, có khả năng cơ thể bạn sẽ phản ứng bằng cách giảm nhu động ruột, tình trạng này kéo dài dẫn đến táo bón
– Stress kéo dài sẽ làm mẹ bầu có những thói quen như lười vận động, ít uống nước… Những điều này góp phần làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và có thể xuất hiện táo bón.

TRỊ CHỨNG TÁO BÓN NGAY ĐỂ TRÁNH CÁC HỆ LỤY

1. Sử dụng các thực phẩm giàu chất xơ
Đây cũng là lựa chọn ưu tiên trong phác đồ điều trị táo bón thai kỳ của các bác sĩ. Bạn cần tăng lượng chất xơ và lượng nước cho cơ thể, cùng với những bài tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày. Cả hai loại chất xơ hòa tan và không hòa tan đều có ảnh hưởng tích cực. Lượng chất xơ được khuyến cáo hàng ngày là 20-25g trong thai kỳ
Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu chất xơ bạn có thể tham khảo:
– Rau lang: luộc từ 100 – 200g lá ăn hàng ngày
– Rau mồng tơi: dùng nấu canh rau mồng tơi rau dền đỏ ăn hằng ngày
– Thanh long: dùng quả tươi ăn hàng ngày – Khoai lang: luộc dùng hàng ngày
– Bưởi: ăn mỗi ngày một quả
– Đu đủ chín: ăn mỗi ngày một quả, nếu có lượng đường trong máu cao thì chỉ nên ăn khoảng 2-3 lần/tuần. Bà bầu có thể ăn đu đủ chín cùng với sữa chua và mật ong để thay đổi khẩu vị, giúp tăng cảm giác ngon miệng
– Chuối chín vàng: ăn mỗi ngày 2 quả
2. Các bài thể dục, vận động nhẹ
Mang thai là giai đoạn rất mệt mỏi, nhưng không có nghĩa là bà bầu cần nghỉ ngơi trên giường (trừ khi được bác sĩ yêu cầu). Tập thể dục nhẹ nhàng luôn mang lại rất nhiều lợi ích. Với các bà bầu bị táo bón, các bài tập nhẹ có thể giúp tiêu hóa, thức ăn di chuyển nhanh hơn qua ruột già, giúp cơ co thắt và đào thải phân dễ dàng hơn. Đối với phụ nữ mang thai, một trong những bài tập tốt nhất là đi bộ. Hãy dành 20 đến 30 phút đi bộ mỗi ngày, đặc biệt là sau bữa ăn của bạn, để giúp đi thức ăn được tiêu hóa. Bơi lội, đi xe đạp hoặc tập yoga thường xuyên cũng có thể giúp ruột và kích thích đi tiêu.
3. Ăn sữa chua
Sữa chua giàu vi khuẩn probiotic giúp trị chứng táo bón, kích thích đường tiêu hóa và giúp mọi thứ di chuyển dễ dàng. Những vi khuẩn tốt này cũng cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng, đặc biệt quan trọng trong thai kỳ. Bà bầu bị táo bón có thể ăn 2-3 ly sữa chua hàng ngày. Bạn cũng có thể trộn nó với trái cây tươi hoặc các loại hạt để thưởng thức.
4. Nước chanh
Một ly nước chanh ấm sẽ là phương thuốc thường được sử dụng để điều trị táo bón, vì nó làm tăng sản xuất mật trong cơ thể của bạn. Điều này giúp tăng sự co thắt của các cơ ruột và giúp mọi thứ di chuyển dễ dàng. Chanh cũng có tính chất chống oxy hóa và có hàm lượng vitamin C cao, rất tốt cho sức khỏe của cả em bé và bà bầu.
5. Cân bằng lượng sắt bổ sung
Chất sắt được cho là làm chậm quá trình tiêu hóa bằng cách bám vào các chất không tiêu hóa trong cơ thể, do đó gây ra chứng táo bón. Nếu bạn có chế độ ăn uống bình thường và đang không bị thiếu sắt, bạn có thể chia nhỏ lượng sắt ra nhiều bữa khác nhau