Nhu cầu Kẽm trong thai kỳ dành cho mẹ bầu

0
372

Vai trò của Kẽm đối với cơ thể

Kẽm giúp làm tăng sản sinh tế bào, từ trong giai đoạn bào thai đến quá trình phát triển của trẻ về sau. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein… Để trẻ có thể phát triển bình thường mẹ cần bổ sung kẽm kèm các nhóm dưỡng chất khác Cộng Đồng Bầu đã đề cập trong các bài đăng trước đó như Vitamin, Canxi, DHA,… Bởi kẽm có mặt trong cấu trúc của tế bào, trong 80 loại enzyme bao gồm các enzyme trong hệ thống vận chuyển, thủy phân, đồng hóa, xúc tác phản ứng gắn kết các chuỗi AND, đồng thời xúc tác các phản ứng sinh năng lượng khác. Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm sẽ phát sinh các biểu hiện bất thường hay các bệnh lý cụ thể do thiếu kẽm. Cụ thể:
– Thiếu kẽm trong não dẫn tới các rối loạn thần kinh, gây bệnh tâm thần phân liệt – Kẽm điều hòa chất chuyển vận thần kinh, thiếu kẽm sẽ dẫn đến rối loạn tập tính
– Kẽm giúp vận chuyển canxi vào não, thiếu kẽm khiến sự vận chuyển này bị trở ngại, dễ sinh cáu gắt
– Kẽm điều hòa chức năng nội tiết tố của tuyến yên, sinh dục, giáp trạng, thượng thận Kết hợp với hệ thần kinh nội tiết tố điều hòa hoạt động sống bên trong, phản ứng linh hoạt với các tác động bên ngoài giúp cơ thể thích nghi với hoàn cảnh, Bởi vậy thiếu kẽm, con người kém thích nghi với các biến đổi của môi trường – Kẽm phân bổ vào da tóc, móng giúp chúng phát triển bình thường, thiếu kẽm khiến tóc xơ cứng, màu tóc chuyển vàng, móng tay dễ gãy, mọc chậm, da khô, sạm, xuất hiện bớt trắng trên da – Giảm hoặc mất hẳn vị giác, gây tình trạng chán ăn, ăn không ngon, và có thể gây ra một số bệnh lý như viêm niêm mạc miệng… – Kẽm giúp tổng hợp – bài tiết hormone tăng trưởng làm tăng cường khả năng miễn dịch, chống nhiễm khuẩn

Bổ sung Kẽm đúng cách

Trong thai kỳ, việc bổ sung kẽm là rất quan trọng, tránh được các tình trạng nghén, thai lưu và sinh con nhẹ cân và giúp trẻ sinh ra phát triển toàn diện hơn. Quan trọng hơn là kẽm góp phần giúp cơ thể sản xuất, sửa chữa và hoàn thiện chức năng DNA. Để việc bổ sung kẽm trong thai kỳ, mẹ có thể tham khảo những loại thực phẩm dưới đây để cân bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày một cách hợp lý và khoa học. Cũng như các loại dưỡng chất khác, việc bổ sung kẽm cần có liều lượng phù hợp, tránh để tình trạng thừa hoặc thiếu kẽm trong cơ thể. Cụ thể:
– Hạnh nhân: 300 gram hạnh nhân chứa 0.9mg kẽm
– Lạc: 30 gram chứa 0.9mg kẽm
– Sữa tươi: Trong mỗi 200ml sữa tươi có 1mg kẽm
– Các loại thịt đỏ: 100 thịt bò có thể chứa đến 5.8mg kẽm và 3.5mg kẽm trong mỗi 100g thịt lợn
– Hàu: Thịt hàu chứa nhiều kẽm và ít calo, đặc biệt trong mỗi 6 con hàu thì có khoảng 32mg kẽm. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều hàu bởi hàm lượng thủy ngân tìm thấy nhiều trong hàu

Bổ sung Kẽm với liều lượng hợp lý

– Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh 0 – 6 tháng tuổi: 2 mg/ngày;
– Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh 7 – 11 tháng tuổi: 3 mg/ngày
– Bổ sung kẽm cho bé từ 1 – 3 tuổi: 3 mg/ngày;
– Bổ sung kẽm cho trẻ em 4 – 8 tuổi: 5 mg/ngày;
– Bổ sung kẽm cho trẻ em 9 – 13 tuổi: 8 mg/ngày;
– Bổ sung kẽm cho phụ nữ mang thai: 11- 12 mg/ngày;
– Bổ sung kẽm cho mẹ đang cho con bú: 12 – 13 mg/ngày

Nguy cơ khi cơ thể thừa kẽm

– Cảm thấy đau, đắng hay có vị kim loại ở miệng hoặc cổ họng
– Ớn lạnh, chóng mặt, nhức đầu và mệt mỏi, hoa mắt và giảm thị giác
– Cơ thể đổ nhiều mồ hôi
– Chán ăn, tiêu chảy
– Giảm miễn dịch và dễ nhiễm bệnh
– Làm tăng cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt bên trong cơ thể- Dễ mắc các bệnh về tim mạch hơn
– Bà bầu có nguy cơ chuyển dạ sớm, sinh non

Nguy cơ khi cơ thể bị thiếu kẽm

– Tự nhiên giảm cân bất thường
– Vết thương khó lành
– Tổn thương mắt và da, niêm mạc
– Giảm chức năng khứu giác và vị giác
– Chức năng hệ thống miễn dịch bị suy giảm
– Rụng tóc, tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp
– Các vết thương như bỏng, vết loét chậm lành
– Viêm lưỡi, loạn dưỡng móng, rụng tóc, rụng lông
– Thiếu tỉnh táo, khó tập trung
– Chán ăn
– Chậm phát triển