Mách mẹ cách đối phó 6 triệu chứng khó chịu trong thai kỳ

Chỉ với một vài mẹo nhỏ, mẹ bầu sẽ dễ dàng đối phó 6 triệu chứng khó chịu thường gặp trong thai kỳ. Cùng xem thử đó là những mẹo nào nhé.

0
1065

Bên cạnh những thay đổi rõ rệt về mặt cảm xúc, mẹ bầu cũng sẽ đối mặt với rất nhiều triệu chứng thai kỳ khó chịu. Càng về cuối thai kỳ, một số triệu chứng càng trở nên nghiêm trọng hơn nếu mẹ bầu chủ quan không sớm phòng ngừa và khắc phục. 

Dưới đây là một số mẹo đối phó với 6 triệu chứng khó chịu khi mang thai giúp mẹ đi qua thai kỳ nhẹ nhàng, hạnh phúc tận hưởng hành trình 9 tháng bầu bì.

1. Khó thở

Vào những tháng cuối thai kỳ, em bé càng lớn càng làm tăng áp lực lên cơ hoành khiến mẹ khó thở, ngay cả khi nói chuyện. 

Lời khuyên: 

  • Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt; 
  • Cố gắng ngồi ngả người về phía trước nếu không có ghế để dựa; 
  • Kê thêm gối để ngủ;
  • Đi khám bác sĩ.

Nguồn ảnh: K.sina

2. Đổ mồ hôi

Lượng máu lưu thông đến da tăng lên là nguyên nhân khiến mẹ bầu hay đổ mồ hôi dù chỉ mệt mỏi một chút. Mẹ bầu cũng hay đổ mồ hôi khi nóng và vào ban đêm. 

Lời khuyên: 

  • Mẹ nên chọn quần áo bằng cotton, tránh sợi nhân tạo;
  • Uống nước đầy đủ;
  • Mở cửa sổ vào ban đêm cho không khi được thông thoáng.

3. Cảm giác muốn ngất

Khi mang thai, huyết áp hạ thấp là nguyên nhân khiến mẹ bầu chóng mặt và không đứng vững, muốn ngồi hoặc nằm xuống. Vậy mẹ bầu cần phải làm gì để đối phó triệu chứng này?

Lời khuyên: 

  • Mẹ đừng đứng quá lâu; 
  • Ngồi xuống và tựa đầu vào hai đầu gối; 
  • Khi đang nằm phải ngồi lên từ từ.

4. Ngón tay sưng và cứng

Nguồn: amarinbabyandkids

Đặc biệt là mang thai trong mùa nắng, mẹ sẽ cảm thấy ngón tay hơi sưng và cứng vào buổi sáng, nhẫn sẽ trở nên quá chật.

Lời khuyên:

  • Nghỉ ngơi thường hơn và gác chân lên cao, duỗi bàn chân một cách nhẹ nhàng và đưa tay lên khỏi đầu;
  • Co từng ngón tay lại;
  • Nếu sưng nhiều và kéo dài phải đi bác sĩ.

5. Vọp bẻ (chuột rút) 

Triệu chứng là cơ co và đau, thường ở bắp chân và bàn chân. Tình trạng này thường xảy ra vào ban đêm. 

Lời khuyên: 

  • Xoa bóp chỗ đau;
  • Đi qua đi lại một chút cho máu dễ lưu thông;
  • Uống canxi và vitamin D.

6. Giãn tĩnh mạch

Tình trạng này thường xảy ra ở cuối thai kỳ hoặc khi mẹ bầu tăng cân quá nhiều. Triệu chứng là đau chân, tĩnh mạch trên bắp đùi, bắp chân đau và sưng. 

Lời khuyên:

  • Mẹ bầu nên nghỉ ngơi, kê gối gác chân lên cao;
  • Mang vớ chật cũng tốt.

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cũng phải lưu ý đến những thay đổi xảy đến với mình để đối phó với những áp lực tăng thêm và những thay đổi do nội tiết tố gây ra. Mẹ bầu nên nghỉ ngơi dầy đủ, theo một chế độ dinh dưỡng phù hợp, luyện tập nhẹ nhàng, đặc biệt là luôn vui vẻ, lạc quan, giữ cho tinh thần thoải mái.

Nguồn: 101 hướng dẫn thực tế và hữu ích mang thai & sinh nở