Gần ngày sinh, 2 điều mẹ bầu nên làm để vượt cạn thuận lợi, an toàn

Để ca vượt cạn diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, có một số điều mẹ bầu nên làm trước gần ngày sinh. 

0
1289
Attractive pregnant woman is sitting in bed and holding her belly. Last months of pregnancy

Gần đến ngày sinh, hầu hết mẹ bầu đều cảm thấy lo lắng, sợ hãi. Thay vì lo lắng, các chuyên gia khuyên mẹ nên cố gắng giữ tâm lý thoải mái nhất có thể. Ngoài ra, để tăng cường sức khỏe, bảo vệ bé an toàn và khỏe mạnh đến ngày sinh, ThS. BS Lê Quang Thanh, Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ khuyên mẹ nên làm 2 điều dưới đây.

1. Vận động nhẹ nhàng

Ngoại trừ những trường hợp thai phụ có bệnh lý nội khoa như tim mạch tăng huyết áp, v.v hoặc có những nguy cơ của thai kỳ như dọa sinh non, nhau tiền đau,… thì mẹ nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, massage,… 

Việc vận động mang lại nhiều lợi ích cho quá trình chuyển dạ và sinh nở, giúp mẹ tăng cường sức khỏe thật tốt cho kỳ vượt cạn gần kề.

2. Tập thói quen theo dõi cử động thai nhi

Mẹ nên tập theo dõi cử động thai nhi (thai máy) vì cử động thai là biểu hiện tình trạng sức khỏe của em bé trong bụng. 

– Số lần thai may giảm: Báo động tình trạng sức khỏe kém của thai nhi;

– Thai máy yêu hoặc không có thai máy: Có thể thai suy hoặc thai chết lưu.

Cách đếm cử động thai

Mẹ bầu nên đếm mỗi ngày vào các buổi sáng, trưa, chiều hay tối. Mỗi lần đếm 30 phút. Nếu mẹ bận quá thì ít nhất cũng đếm 1 lần trong ngày.

– Có hơn 4 lần cử động trong 1 giờ: Cho thấy thai nhi vẫn khỏe mạnh;

– Thai nhi cử động ít hơn 4 lần: Mẹ phải đi nằm và đếm cử động thai trong 1 giờ, hay từ 2 – 4 giờ;

– Có nhiều hơn 10 cử động thai trong 4 giờ: Tiếp tục đếm 3 lần trong 1 ngày như trước. Nếu kết quả ổn định, thai nhi vẫn khỏe mạnh. 

– Có ít hơn 10 cử động hoặc tất cả các cử động thai yếu trong 4 giờ: Thai phụ cần phải nhập viện để theo dõi tình trạng thai nhi bằng những phương pháp khác nhau. 

Khi theo dõi cử động thai, mẹ cần lưu ý là thai nhi thường không có cử động khi ngủ. Thời gian ngủ trung bình của em bé trong bụng thay đổi từ 20 phút đến 2 giờ. 

Ngoài tập luyện nhẹ nhàng, theo dõi cử động thai nhi, mẹ cần lên kế hoạch sinh con thật cẩn thận và chuẩn bị trước cho các tình huống phát sinh. Điều quan trọng là hãy lắng nghe và tin tưởng vào bác sĩ bởi họ là người có chuyên môn, có thể đưa ra những quyết định đúng đắn nhằm đảm bảo an toàn nhất cho mẹ và bé. 

(ThS. BS Lê Quang Thanh, Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, trích sách Học làm mẹ cùng Bác sĩ)