Bổ sung I-ốt cho bà mẹ mang thai

0
318

Đối với thai nhi, các hormon tiết ra từ tuyến giáp giúp phát triển não bộ và hệ thống thần kinh của bé. Sau khi sinh, em bé có thể tiếp tục hấp thu các hormon tuyến giáp qua sữa mẹ. Do vậy, khi cơ thể mẹ bị thiếu I-ốt thì nguy cơ cao bé cũng bị thiếu I-ốt. 

I-ốt là thành phần quan trọng trong việc sản xuất các hormon ở tuyến giáp giúp kiểm soát sự trao đổi chất, quyết định sự tăng trưởng của cơ thể. Đối với thai nhi, các hormon tiết ra từ tuyến giáp giúp phát triển não bộ và hệ thống thần kinh của bé. Sau khi sinh, em bé có thể tiếp tục hấp thu các hormon tuyến giáp qua sữa mẹ. Do vậy, khi cơ thể mẹ bị thiếu I-ốt thì nguy cơ cao bé cũng bị thiếu I-ốt.

Thiếu I-ốt có thể gây suy giáp, giảm hormon tuyến giáp, giảm chuyển hóa của cơ thể, giảm khả năng phát triển hệ thống thần kinh ở bào thai. Thiếu I-ốt có thể gây suy giáp, giảm hormon tuyến giáp, giảm chuyển hóa của cơ thể, giảm khả năng phát triển hệ thống thần kinh ở bào thai. Tuyến giáp nằm ở gốc của phía trước cổ của bạn, giúp điều chỉnh việc sản xuất hormone. Thiếu hụt I-ốt làm tăng kích thước của tuyến giáp của bạn được gọi là bướu cổ. Bướu cổ có thể phát triển ở bất kỳ ai, nhưng phổ biến hơn ở phụ nữ.

Tuy nhiên, khi thừa I-ốt hormon tuyến giáp bị sản xuất quá nhiều có nguy cơ cao bị sinh non, tiền sản giật, suy tim ở thai phụ hoặc thai lưu, sảy thai, thai chậm phát triển, thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Trong giai đoạn mang thai, nhu cầu I-ốt của người mẹ sẽ tăng tới 50% so với bình thường để đáp ứng nhu cầu cơ thể mẹ và của cả thai nhi. Lúc này, việc bổ sung I-ốt ngoài chế độ ăn là cần thiết với bà bầu.

  • Bổ sung I-ốt cho thai phụ
    Việc bổ sung dinh dưỡng không nên quá nhiều hay ít hơn định lượng được khuyến nghị. Nếu không hấp thu đủ lượng I-ốt cần thiết mỗi ngày qua việc hấp thu từ thực phẩm thì có thể sử dụng những loại thuốc bổ sung I-ốt theo chỉ định của bác sĩ. Mức bổ sung I-ốt lý tưởng hằng ngày được đề xuất:
    • Phụ nữ mang thai: 220mcg/ ngày (dưới 160mcg được cho là thiếu I-ốt)
    • Phụ nữ cho con bú: 270mmcg/ ngày (dưới 190 là thiếu I-ốt)
  • Bạn có thể tham khảo các loại thực phẩm giàu I-ốt dưới đây bao gồm tảo bẹ, các loại thịt, trứng sữa. Trong đó hàm lượng I-ốt trong tảo bẹ là cao nhất (khoảng 2,000 mcg/ 100g tảo bẹ tươi). Sau đó là các loại cá biển và các loài vỏ cứng ở biển (khoảng 800mcg/ 100g). Trứng, sữa cũng chứa hàm lượng I-ốt khoảng 4-90mcg/ 100g, sau đó là các loại thịt. Cá nước ngọt có hàm lượng i-ốt tương đương hoặc thấp hơn so với các loại thịt. Thực vật được xếp sau cùng về hàm lượng I-ốt thấp nhất. Ngoài ra, hàm lượng i-ốt trong muối biển khoảng 20mcg/kg, muối thô có hàm lượng i-ốt cao hơn, càng là muối tinh chế hàm lượng i-ốt càng giảm. Cụ thể trong mỗi 100g thực phẩm sau đây có:
    – Tảo bẹ: 1,000 mcg
    – Tảo tía (khô): 1,800 mcg
    – Rau chân vịt: 164 mcg
    – Rau cần: 160 mcg
    – Cá biển: 80 mcg
    – Muối biển: 2 mcg
    – Sơn dược: 14 mcg
    – Cải thảo: 9.8 mcg
    – Trứng gà: 9.7 mcg
    – Muối iốt: 7600 mcg

Bổ sung I-ốt bằng viên uống bổ sung Do nhu cầu tăng cao, các bữa ăn hàng ngày của mẹ lại không đảm bảo lượng I-ốt cần thiết. Việc bổ sung I-ốt bằng các loại thực phẩm, muối ăn chưa hẳn đã đủ lượng I-ốt cần thiết cho cơ thể khi mang thai. Vì vậy, để tránh nguy cơ thiếu hụt I-ốt bà bầu có thể dùng thêm viên uống có bổ sung I-ốt. Lưu ý thành phần I-ốt cung cấp trên nhãn sản phẩm để xác định liều lượng bổ sung phù hợp. Việc bổ sung I-ốt không thể xem nhẹ trong quá trình mang thai. Một chế độ ăn uống khoa học, sử dụng các viên bổ sung là cần thiết. Đồng thời nên theo dõi chặt chẽ lượng I-ốt trong nước tiểu để điều chỉnh liều dùng phù hợp sẽ giúp phụ nữ mang thai có được một thai kỳ mạnh khỏe, thai nhi phát triển tối ưu.