Rối loạn cảm xúc, lo âu, hay mất kiểm xoát hành vi, suy nghĩ của bản thân là các biểu hiện thường gặp ở người bị mắc các chứng trầm cảm. Trầm cảm khi mang thai đang trở nên phổ biến hơn khi theo nhiều nghiên cứu, có đến 14 – 23% mẹ bầu bị trầm cảm khi mang thai.
Rối loạn cảm xúc, lo âu, hay mất kiểm xoát hành vi, suy nghĩ của bản thân là các biểu hiện thường gặp ở người bị mắc các chứng trầm cảm. Trầm cảm khi mang thai đang trở nên phổ biến hơn khi theo nhiều nghiên cứu, có đến 14 – 23% mẹ bầu bị trầm cảm khi mang thai. Không giống với các loại bệnh khác, trầm cảm không dễ phát hiện bởi những người mắc căn bệnh này thường có xu hướng che đậy cảm xúc hoặc không biết mình đang bị trầm cảm. Vì vậy, Mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân để phòng tránh cũng như cách điều trị trầm cảm để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ lẫn con.
I/ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
Các triệu chứng trầm cảm ở mỗi người có thể khác nhau, nhưng nếu Mẹ gặp các triệu chứng dưới dây, đừng bỏ qua mà hãy liên hệ tư vấn từ các bác sĩ.
– Thường xuyên cảm thấy buồn bã, lo âu, tâm trạng không thoải mái
– Dễ chán nản, bực tức, mệt mỏi và căng thẳng
– Khó ngủ hoặc mất ngủ trong thời gian dài
– Dễ xung giận vô cớ dù là chuyện nhỏ
– Dễ khóc cũng là một biểu hiện điển hình của trầm cảm khi mang thai
– Không cảm thấy hứng thú với những thứ xung quanh
– Dễ bị kích động
– Tăng huyết áp, thỉnh thoảng choáng ngất
– Hoạt động nặng nề, chậm chạp hơn hẳn trước đây
– Tự cô lập bản thân, ngại tiếp xúc với bên ngoài, kể cả bạn bè, người thân
– Có ý chống đối sự hưỡng dẫn của bác sĩ, không đi khám thai định kỳ
– Có xu hướng thích sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá
– Đôi khi còn suy nghĩ đến cái chết để thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng này
II/ NGUYÊN NHÂN
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm đặc biệt đối với các Mẹ Bầu. Đối với phụ nữa đang mang thai, nó gây ra nhiều tổn thương tâm lý cho Mẹ đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Áp lực tài chính là nguyên nhân phổ biến đầu tiên mà tôi muốn nhắc đến. Nhiều mẹ khi mang thai bắt đầu có những lo lắng về muôn vàn chi phí phát sinh như rồi tiền sinh đẻ, tiền sữa – tã bỉm – quần áo sơ sinh… Áp lực tài chính khiến mẹ luôn phải sống trong suy nghĩ, mệt mỏi, lo toan.
Thay đổi hormon trong cơ thể mẹ là nguyên nhân gây nên chứng trầm cảm khi mang thai làm cho mẹ bầu nhạy cảm hơn, cảm xúc của mẹ cũng thay đổi theo hướng mạnh hơn với những vấn đề xung quanh. Suy nghĩ nhiều hơn, lo lắng nhiều hơn và mệt mỏi cũng nhiều hơn. Những cãi vã thường ngày của vợ chồng cũng trở nên căng thẳng hơn trong thời gian mẹ mang bầu.
Rối loạn tuyến giáp (nơi sản sinh ra hormone liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ mang thai) làm cho nội tiết tố của chị em cũng bị ảnh hưởng và đây là nguyên nhân làm chị em trầm cảm.
Bạn chưa sẵn sàng làm mẹ. Việc có thai ngoài ý muốn hay vỡ kế hoạch khiến việc có con lại trở thành áp lực do tâm lý chưa sẵn sàng.
III/ HẬU QUẢ
Tuy chỉ là các rối loạn tâm lý nhưng nó có thể gây ra các hậu quả rất lớn đối với mẹ và cả thai nhi nếu mẹ không được phát hiện và điều trị làm diễn tiến bệnh ngày càng nặng.
Nếu mẹ bầu mắc trầm cảm ở 3 tháng đầu thai kỳ có nguy cơ cao gây sinh non, sảy thai, thai nhi phát triển kém, coi cọc, nhẹ cân, tiểu đường thai kỳ… Trường hợp nặng, bé có thể bị chậm phát triển sau khi sinh. Rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc, chậm phát triển ngôn ngữ, thậm chí bị tự kỷ là những nguy cơ mà trẻ có thế gặp nếu mẹ bị trầm cảm khi mang thai.
Ngoài ra, khi bị trầm cảm, mẹ bầu sẽ có những suy nghĩ, lời nói, hành động thiếu tỉnh táo. Thậm chí có những mẹ bị trầm cảm nặng còn tự tìm đến cái chết và chắc chắn hậu quả này là không ai mong muốn.
Vì vậy, ngay khi nhận thấy mình hay người thân có những dấu hiệu nêuu trên, mẹ bầu nên được đưa đi khám bác sĩ ngay. Đừng chủ quan để bệnh tình diễn biến nặng hơn sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.
IV/ BIỆN PHÁP VÀ ĐIỀU TRỊ
1/ Điều trị bằng thuốc
Khi nhận thấy mình có các dấu hiệu trầm cảm, hãy đến gặp bác sĩ ngay. Hãy nói cho bác sĩ những triệu chứng, cảm xúc, suy nghĩ mà mình đang mang để bác sĩ có thể nắm bắt chính xác tình trạng của mẹ và để việc chữa trị được hiệu quả.
Tuy nhiên, sử dụng thuốc chống trầm cảm có thể khiến mẹ gặp phải một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn… Tuy nhiên, đừng quá lo lắng, hãy hỏi ý kiến và làm theo chỉ dẫn từ bác sĩ.
2/ Liệu pháp tâm lý
– Các bác sĩ tâm lý sẽ rất cần thiết trong điều trị tâm lý cho mẹ.
– Trò chuyện với chồng, người thân, bạn bè, giúp mẹ thoải mái hơn và không cảm thấy bị bỏ rơi. Chỉ cần nhận được sự quan tâm của những người xung quanh, chứng trầm cảm của mẹ sẽ dần biến mất.
– Đặc biệt, mẹ nên đảm bảo ngủ đủ giấc, 8-9 tiếng mỗi ngày để cơ thể được nghỉ ngơi và đảm bảo sức khỏe. Hãy làm những điều mình yêu thích thay vì ép bản thân làm những việc theo ý kiến của người khác để bản thân được cảm thấy vui vẻ, thoải mái nhất.
– Tập thể dục thường xuyên giúp mẹ cảm thấy khỏe khoắn, phấn chấn hơn.
– Đơn giản hóa vấn đề: Thai phụ không nên cố sức tiếp tục làm được mọi việc bình thường như trước khi mang thai. Hãy luôn ưu tiên bản thân.
– Thực sự thư giãn: Lời khuyên là bạn nên nghe, đọc, xem những nội dung trong sáng, tích cực để luôn có một tinh thần tốt. Nghe một vài bản nhạc nhẹ nhàng.
– Ăn uống lành mạnh, khoa học và chia nhỏ các bữa ăn và đảm bảo bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Không sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá,…