Bác sĩ chỉ ra 4 dấu hiệu về chậm phát triển ở bé mà các mẹ cần lưu ý

0
968
Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Thị Hạnh Lê

Bác sĩ Chuyên khoa II  Nguyễn Thị Hạnh Lê cho rằng là người theo sát bé từng ngày khi chào đời, các mẹ nên đưa bé đi khám ngay khi thấy các dấu hiệu sau đây của chứng chậm phát triển ở bé.

Theo chia sẻ từ Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Thị Hạnh Lê, khi phát hiện dấu hiệu của việc chậm phát triển về thể lực, ngôn ngữ hay thờ ơ với tương tác xã hội các mẹ nên đưa con đi khám để có những tư vấn chính xác từ các bác sĩ.

Không cứng cổ, không thể quay đầu

Bác sĩ chỉ ra những dấu hiệu chậm phát triển về thể chất của bé mà mẹ nên lưu ý. Ảnh: baby centre.

Ở thời điểm 3 tuổi, bé đã bắt đầu cứng cổ và đã có thể ngẩng đầu và xoay cổ bình thường. Tuy nhiên các bé có vấn đề chậm phát triển sẽ khó có thể thực hiện động tác này. Đây là một trong những dấu hiệu của chậm phát triển về thể chất ở bé.

Cử động tay không tốt

Bác sĩ lưu ý mẹ nên chú ý tới cử động tay của bé. Nguồn: Pinterest.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hạnh Lê cũng cho biết, một dấu hiệu rõ ràng của việc chậm phát triển thể chất mà các mẹ không nên bỏ qua là việc bé không thể cầm và nắm vật theo hướng dẫn ở thời điểm 10 tháng tuổi. Thông thường ở thời điểm này, bé đã có thể cầm nắm một số vật nhỏ hoặc có thể xếp các khối hộp.

Ngôn ngữ không rõ ràng

Thông thường vào tháng thứ 3 bé đã có thể nói những từ ngữ đơn giản và khi đã lên 2 tuổi bé đã có thể nói tương đối thành thạo và biểu hiện mong muốn qua ngôn ngữ. Tuy nhiên nếu ở giai đoạn mà bé vẫn chỉ có thể bập bẹ nói, bố mẹ nên đưa con đi gặp bác sĩ để có những tư vấn phù hợp.

Không nhạy cảm với tương tác xã hội

Bác sĩ cũng khuyên mẹ hãy chú ý tới việc tương tác với mẹ và bố nhé. Nguồn: Wellbeing.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hạnh Lê cũng đưa ra lưu ý cho các mẹ, một dấu hiệu mà các mẹ nên chú ý là các bé thiếu những phản ứng với tương tác giữa mẹ và bố. Cụ thể nếu trẻ không phản ứng lại với những tương tác đơn giản như trò chơi ú òa, mẹ nên lưu ý bé hơn.

Ngoài việc chú ý những dấu hiệu trên, bố mẹ cần đảm bảo bé phải được tiêm ngừa đầy đủ, tầm soát các bệnh theo lứa tuổi và bố mẹ cần tạo cho bé một môi trường phát triển thân thiện tạo điều kiện cho bé phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.

Theo Cộng Đồng Bầu